Đầu năm 1999,ệnbâygiờmớikểvềThanhNiênOnlinebuổiđầviết một đoạn văn khi tôi, lúc đó với tư cách Phó tổng biên tập Báo Thanh Niênđược Bộ Văn hóa - Thông tin đưa sang Thụy Điển học lớp quản lý báo chí tại Viện quản lý báo chí Fojo, Tổng biên tập Báo Thanh Niênkhi đó, anh Nguyễn Công Khế có tâm sự với tôi rằng:
Quả thật dự đoán đó không hề sai mà nó còn diễn ra sớm hơn cả dự tính của chúng tôi. Khi đoàn học viên kết thúc khóa học tại đại bản doanh của Fojo ở TP.Kalmar, Thụy Điển về nước không lâu thì cô giáo Anne từng dạy chúng tôi sang Việt Nam để lên lớp cho một khóa học khác. Cô kể câu chuyện vừa xảy ra ở tờ báo của TP.Kalmar, nơi chúng tôi đã có chuyến tham quan học tập kinh nghiệm kéo dài 1 ngày 1 đêm: nhà máy in của tờ báo khi chúng tôi tới tham quan đang có 200 nhân sự, nhưng giờ cắt giảm còn 1/3. "Đó là do Internet phát triển nhanh quá, số lượng báo in giảm rất nhanh chóng", cô Anne nói.
Tôi bất giác thấy lo cho tình hình báo in trong nước. Đây là giai đoạn báo chí trong nước mới chỉ cho thí điểm 2 trang tin điện tử hoạt động, đó là website Báo Nhân dân(cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam) và tạp chí Quê Hương(cơ quan ngôn luận của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài).
Đầu năm 2001, mạng xã hội có tên miền Trí tuệ Việt Nambỗng chốc nổi đình nổi đám như một sự kiện của mạng Internet. Số người truy cập vào đầu năm 2002 là khoảng trên 100.000 người/ngày. Số lượng đăng ký thành viên khoảng trên 20.000 người.
Đầu năm 2002, Trí tuệ Việt Nambị "tuýt còi" và yêu cầu đình chỉ hoạt động vì hoạt động "tự phát". Anh Vương Vũ Thắng người khởi xướng trang mạng Trí tuệ Việt Nambất ngờ đến Báo Thanh Niênchúng tôi thông qua một người bạn.
Thắng kể rằng tình hình trang Trí tuệ Việt Nam hiện đang bị đình chỉ hoạt động, do mạng tương tác lớn nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm về nội dung. "Em đã tìm gặp bác Nguyễn Khoa Điềm (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm – NV) xin ý kiến và nhờ bác quan tâm tháo gỡ. Bác Điềm có nói em nên tìm gặp lãnh đạo Báo Thanh Niênđể trao đổi, bàn nhau hợp tác. Bác bảo: Các cháu làm cũng tốt đấy. Thế nhưng để quản lý cho chặt nội dung đưa lên mạng và tương tác mức ở độ ra sao thì cần được một đơn vị báo chí quản lý. Thanh Niênlà một tờ báo trẻ, họ có tư duy mới và chắc chắn sẽ phù hợp hơn cả với người trẻ. Nếu họ (Báo Thanh Niên– NV) đồng ý thì bác cũng ủng hộ".
Tôi nhanh chóng xác minh lại lời của Thắng là chính xác trước khi báo cáo Tổng biên tập Nguyễn Công Khế. Chúng tôi ủng hộ việc hợp tác với Vương Vũ Thắng, bởi đó cũng chính là mong muốn của Báo Thanh Niênthời điểm đó.
Được người đứng đầu về tư tưởng của Đảng bật đèn xanh như vậy, lại có nền tảng công nghệ của mạng Trí tuệ Việt Namđình đám chúng tôi hăm hở xúc tiến kế hoạch làm website cho tờ báo.
Bộ hồ sơ này nếu tôi nhớ không nhầm, nó phải đóng thành 8 bộ, dày đến cả gang tay.
Nhưng chuyện không đơn giản như thế, việc cấp phép cho các tờ báo hoạt động điện tử vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, nhiều ngành không đồng thuận.
Tôi từng nghe đích thân GS.TSKH Đỗ Trung Tá kể trong một bữa cơm ông mời vài ba nhà báo chúng tôi mà ông quý mến cùng dự. Ông vui chuyện mà "bật mí" việc từng làm đề án báo cáo lên Tổng bí thư Đỗ Mười và toàn thể BCH Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII về xu hướng Internet "đổ bộ" vào nước ta). Lợi thì khỏi bàn nhưng hại thì cũng có.
Ông Bộ trưởng Đỗ Trung Tá khi đó vừa trúng vào Ban Chấp hành Trung ương nhưng với tư cách Bí thư Ban Cán sự Đảng Tổng cục Bưu điện và là Chủ tịch VNPT đã trình bày với Tổng Bí thư Đỗ Mười rằng, ngành bưu chính viễn thông sau khi VNPT thí điểm ứng dụng Internet vào VN trên diện rộng với tên miền “.vn". Hai công ty thành công sớm, đó là VDC của VNPT và Teltic của Bưu điện Khánh Hòa. Hy vọng từ kinh nghiệm này, chúng ta "sẽ tạo bức tường lửa" để đối phó, hạn chế những thứ “rác” trên mạng... Tổng Bí thư Đỗ Mười tỏ ra hài lòng và động viên ngành triển khai mở rộng ứng dụng Internet vào Việt Nam. Nhưng triển khai chưa lâu thì bỗng một hôm Bộ trưởng Đỗ Trung Tá bị gọi đến “la cho một chập”.
“Ông cụ bảo mới hôm nọ cậu nói với tôi là sẽ "tạo bức tường lửa" để ngăn chặn, kiểm soát thông tin lên mạng. Sao chúng ta vừa họp kín, nội bộ chuyện lớn như thế mà hôm nay, sau vài hôm, trên mạng họ đã đăng tung tóe hết thế này là thế nào? Không lẽ các cậu chặn tường lửa bằng... củi à?", ông Tá kể.
Phải mãi đến cuối năm 2003, tức là ngót 2 năm sau cái kế hoạch hợp tác không thành đó, Báo Thanh Niênmới được cấp phép trang tin điện tử, cùng với một số tờ báo khác. Vương Vũ Thắng dù không hợp tác với Thanh Niênđể phát huy nền tảng của mạng Trí tuệ Việt Namđình đám, nhưng anh cũng là người hỗ trợ viết phần mềm cho báo chúng tôi khi ra trang tin điện tử. Sau này anh Thắng lập nên Công ty cổ phần VCCorp như hiện nay.
Bình luận (0)
Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận